Mở cửa hàng tạp hóa vẫn luôn là mô hình kinh doanh hấp dẫn nhờ nhu cầu mua sắm hàng ngày của người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn mở cửa hàng tạp hóa chi tiết giúp bạn lập kế hoạch hiệu quả, tối ưu vốn nhất. Xem ngay!
Xu hướng mở cửa hàng tạp hóa trong năm 2025
Hiện nay, xu hướng mở cửa hàng tạp hóa đang chuyển dịch mạnh về khu vực nông thôn thay vì thành thị. Nguyên nhân chính là sự cạnh tranh khốc liệt từ các chuỗi siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi ở đô thị, trong khi tại nông thôn, nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng vẫn cao và ít đối thủ hơn. Người dân nông thôn vẫn duy trì thói quen mua sắm trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng tạp hóa phát triển.
Tuy nhiên, để thu hút khách hàng, các cửa hàng tạp hóa hiện nay cần được đầu tư bài bản hơn. Không gian cần được sắp xếp gọn gàng, khoa học, sử dụng kệ trưng bày hiện đại giúp khách dễ dàng tìm kiếm sản phẩm. Ngoài ra, nhiều cửa hàng còn có thể tận dụng Facebook, Zalo để bán hàng online và giao hàng tận nhà, giúp tăng doanh thu.
Tóm lại, hiện tại, mở cửa hàng tạp hóa vẫn là mô hình kinh doanh tiềm năng, nhưng để thành công, cần đầu tư chuyên nghiệp hơn thay vì chỉ dựa vào mô hình truyền thống.
Tư vấn mở cửa hàng tạp hóa tối ưu nhất
Thiết kế không gian cửa hàng tạp hóa
Hiện nay, việc thiết kế không gian cửa hàng tạp hóa cần được chú trọng hơn so với trước đây để tạo sự chuyên nghiệp và thu hút khách hàng. Thay vì chỉ bày trí đơn giản, cửa hàng cần có một không gian thẩm mỹ, hiện đại nhưng vẫn giữ được sự gần gũi. Trong đó nên chú ý đề các vấn đề sau:
- Sơn tường nên chọn gam màu sáng như trắng, kem hoặc xanh nhạt để tạo cảm giác rộng rãi, sạch sẽ.
- Hệ thống đèn chiếu sáng trắng cần được bố trí hợp lý để đảm bảo ánh sáng đầy đủ, giúp sản phẩm trưng bày rõ ràng hơn.
- Sàn nhà nên lát gạch men hoặc sử dụng xi măng nhẵn để dễ lau chùi và duy trì sự sạch sẽ.
- Lối cửa ra vào rộng rãi, nên ưu tiên sử dụng cửa kính hoặc cửa kéo lớn để không gian thông thoáng, giúp khách hàng dễ dàng quan sát bên trong.

Thiết kế không gian cửa hàng tạp hóa khoa học, tạo sự thuận tiện cho khách hàng và tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Một cửa hàng được thiết kế gọn gàng, sáng sủa và khoa học sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, đồng thời gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Đầu tư trang thiết bị hỗ trợ bán hàng
So với siêu thị mini hay cửa hàng tiện lợi, việc trang bị thiết bị cho cửa hàng tạp hóa có thể tinh gọn hơn để tối ưu chi phí. Nếu các mô hình hiện đại thường cần kệ lớn, bàn thu ngân, máy quét mã vạch, cổng từ an ninh,… thì cửa hàng tạp hóa có thể lược bớt những thiết bị không thực sự cần thiết nhưng vẫn đảm bảo sự tiện lợi và khoa học.
Tuy nhiên, hệ thống kệ trưng bày vẫn là yếu tố không thể thiếu để giúp không gian gọn gàng, hàng hóa được sắp xếp hợp lý. Một số loại kệ phù hợp bao gồm:
- Kệ V lỗ giá rẻ, dễ lắp đặt, phù hợp để trưng bày hàng khô hoặc gia vị.
- Kệ siêu thị với thiết kế hiện đại, giúp sắp xếp hàng hóa khoa học hơn.
- Kệ bậc thang cho các vị trí đầu cửa hàng, thu hút khách hàng ngay khi bước vào.
- Kệ móc treo nhỏ, thích hợp để treo bim bim, phụ kiện hoặc đồ dùng cá nhân.

Trang thiết bị hỗ trợ bán hàng tạp hóa giúp sắp xếp hàng hóa khoa học, quản lý hiệu quả và tăng trải nghiệm khách hàng.
Lựa chọn kệ phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Các chủ cửa hàng cần tư vấn về trang thiết bị bán hàng, hãy nhanh chóng liên hệ đến cho One Tech để được tư vấn và mua hàng với mức giá tốt nhất. Hotline xxx.
Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Mặt hàng kinh doanh trong cửa hàng tạp hóa rất đa dạng, nhưng với các cửa hàng có quy mô nhỏ, phục vụ chủ yếu người dân trong khu vực, việc lựa chọn sản phẩm cần tập trung vào những mặt hàng thiết yếu, tiêu dùng hàng ngày. Cụ thể:
- Gia vị nấu ăn: Mắm, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn…
- Đồ ăn nhanh: Mì tôm, cháo gói, bánh kẹo, xúc xích…
- Đồ dùng cá nhân: Dầu gội, bột giặt, kem đánh răng, băng vệ sinh, khăn giấy…
- Đồ gia dụng nhỏ: Thìa, đũa, bật lửa, pin sạc, móc treo…
- Đồ văn phòng phẩm: Bút, vở, thước, keo dán, băng dính…
- Đồ ăn vặt: Kem, sữa chua, bim bim, nước ngọt, trà sữa đóng chai…

Lựa chọn các mặt hàng tạp hóa thiết yếu, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng để gia tăng doanh thu cho cửa hàng.
Ngoài ra, cửa hàng có thể kết hợp bán thêm rau củ, hoa quả tươi, một mô hình quen thuộc ở các cửa hàng tạp hóa nông thôn, giúp khách hàng có thêm lựa chọn mà không cần phải đi chợ xa. Việc lựa chọn những mặt hàng này sẽ giúp cửa hàng đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm hàng ngày của khách mà không cần đầu tư quá lớn.
Cân đối giá thành các sản phẩm
Theo các chuyên gia tư vấn mở cửa hàng tạp hóa thì giá bán sản phẩm phải đảm bảo lợi nhuận tốt nhưng vẫn cần rẻ để có tính cạnh tranh. Trước tiên, chủ cửa hàng phải cập nhật giá nhập thường xuyên để biết và điều chỉnh theo thị trường. Đồng thời, so sánh giá với đối thủ trong khu vực để đưa ra mức giá hợp lý, không quá cao gây mất khách hay quá thấp ảnh hưởng lợi nhuận. Đặc biệt, giá tại cửa hàng tạp hóa chắc chắn phải rẻ hơn trong siêu thị.
Ngoài ra, nên áp dụng chương trình khuyến mãi như giảm giá theo combo hoặc mua nhiều tặng thêm để kích thích mua sắm. Quan trọng nhất, cần lắng nghe phản hồi khách hàng, nếu giá quá cao hoặc thấp hơn giá trị thực, cần điều chỉnh ngay để đảm bảo kinh doanh bền vững.
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ pháp lý
Trước đây nhiều người mở cửa hàng tạp hóa đều không đăng ký các loại giấy tờ pháp lý nên dễ dẫn đến bị phạt. Vì thế, từ khi bắt đầu mở, các chủ cửa hàng cần đăng ký đầy đủ giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký hộ kinh doanh cá thể: Bắt buộc phải có, đăng ký tại Phòng Kinh tế – Kế hoạch thuộc UBND quận/huyện nơi đặt cửa hàng.
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế: Đăng ký mã số thuế tại Chi cục Thuế địa phương để thực hiện nghĩa vụ thuế. Nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, cần kê khai và nộp thuế đầy đủ.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (nếu kinh doanh thực phẩm tươi sống, đồ ăn chế biến sẵn): Đăng ký tại Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
- Hợp đồng thuê mặt bằng (nếu thuê cửa hàng): Cần có hợp đồng rõ ràng để tránh tranh chấp về sau.

Để mở cửa hàng tạp hóa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý, giúp kinh doanh hợp pháp và tránh rủi ro pháp lý.
Ngoài ra, tùy vào quy mô, có thể cần thêm các giấy phép khác như giấy phép bán lẻ rượu, thuốc lá… nếu kinh doanh các mặt hàng này.
Tư vấn về mức vốn để mở cửa hàng tạp hóa
Tổng số vốn để mở cửa hàng tạp hóa
So với các mô hình kinh doanh khác thì vốn để mở cửa hàng tạp hóa là ít nhất, chỉ dao động từ 20 – 200 triệu. Trong đó, mức vốn này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Mặt bằng kinh doanh: Nếu có sẵn mặt bằng, chi phí sẽ giảm đáng kể; còn nếu thuê, giá sẽ phụ thuộc vào vị trí và diện tích cửa hàng.
- Quy mô cửa hàng: Cửa hàng nhỏ cần ít vốn hơn so với cửa hàng lớn, nhiều mặt hàng đa dạng.
- Chi phí nhập hàng: Số vốn ban đầu sẽ tùy thuộc vào số lượng và chủng loại sản phẩm nhập về.
- Trang thiết bị: Bao gồm kệ trưng bày, bàn thu ngân, máy quét mã vạch,… có thể điều chỉnh theo ngân sách.
- Chi phí vận hành: Điện, nước, nhân viên (nếu có), marketing,… cũng ảnh hưởng đến tổng vốn đầu tư.

Hướng dẫn tính toán tổng số vốn để mở cửa hàng tạp hóa, từ chi phí ban đầu đến dự trù cho các khoản phát sinh.
Tuỳ vào khả năng tài chính và mô hình kinh doanh, chủ cửa hàng có thể linh hoạt điều chỉnh để tối ưu chi phí.
Phân bổ nguồn vốn mở cửa hàng tạp hóa
Sử dụng nguồn vốn hợp lý hơn bằng cách phân chia cho từng hạng mục nhất định:
- Nhập hàng hóa ban đầu (50 – 60%): Đây là khoản chi lớn nhất, tùy vào quy mô cửa hàng và số lượng sản phẩm nhập về. Cần ưu tiên các mặt hàng thiết yếu, dễ bán trước, sau đó mở rộng dần. Lưu ý nhập đủ hàng để phục vụ khách nhưng tránh nhập quá nhiều gây tồn kho, đọng vốn.
- Mặt bằng kinh doanh (10 – 20%): Nếu thuê mặt bằng, cần chi phí đặt cọc và thuê ít nhất 1 – 3 tháng. Còn nếu có sẵn mặt bằng, có thể dành phần này để sửa sang, cải tạo không gian.
- Kệ trưng bày, trang thiết bị (15 – 20%): Kệ chắc chắn, hợp lý giúp tối ưu không gian và tạo sự thuận tiện khi mua sắm. Sự đa dạng về cá loại kệ sẽ giúp chủ cửa hàng lựa chọn được mẫu phù hợp với nguồn vốn của mình. Còn các thiết bị khác, tùy vào nhu cầu sử dụng để cân nhắc đầu tư.
- Chi phí vận hành ban đầu (5 – 10%): Đảm bảo tiền điện, nước, nhân viên (nếu có), duy trì hoạt động ổn định. Ngoài ra, cần giữ vốn dự phòng giúp tránh khó khăn tài chính trong giai đoạn đầu.
- Marketing, quảng bá cửa hàng (5 – 10%): Dù là cửa hàng tạp hóa nhỏ, quảng bá vẫn quan trọng để thu hút khách hàng. Đầu tư vào biển hiệu, tờ rơi hoặc chạy quảng cáo online giúp tiếp cận nhiều người hơn.
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa đem lại hiệu quả tốt
Tư vấn mở cửa hàng tạp hóa với những kinh nghiệm bổ ích nhất:
- Chọn vị trí phù hợp, ưu tiên khu dân cư đông đúc, gần trường học, chợ, tránh cạnh tranh với siêu thị mini.
- Nhập hàng theo nhu cầu, tập trung hàng tiêu dùng thiết yếu và điều chỉnh danh mục dựa trên thói quen mua sắm của khách.
- Bố trí không gian khoa học, sắp xếp hàng hóa gọn gàng, nhóm sản phẩm liên quan và đặt hàng bán chạy ở vị trí dễ thấy.
- Quản lý giá bán linh hoạt, cập nhật giá thị trường, không bán quá rẻ gây lỗ nhưng cũng không quá cao để mất khách.
- Kết hợp bán hàng online, tận dụng Facebook, Zalo để quảng bá sản phẩm, nhận đơn và giao hàng tận nơi.
- Chăm sóc khách hàng tốt, tạo sự thân thiện, ghi nhớ sở thích khách và áp dụng chương trình tích điểm, khuyến mãi để giữ chân khách quen.

Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa hiệu quả, giúp nâng cao lợi nhuận và phát triển bền vững trong ngành bán lẻ.
Mở cửa hàng tạp hóa với mức vốn ít không phải là điều quá khó nếu biết cách tối ưu chi phí và lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Bằng cách tập trung vào các mặt hàng thiết yếu, sắp xếp không gian hợp lý, ứng dụng công nghệ vào quản lý và tận dụng kênh bán hàng online, các chủ cửa hàng hoàn toàn có thể xây dựng một không gian bán hàng hoạt động hiệu quả và sinh lời. Hy vọng những tư vấn trên sẽ giúp các chủ cửa hàng có kế hoạch rõ ràng và tự tin hơn khi bắt đầu kinh doanh tạp hóa trong năm 2025.